Hòa mình vào làn nước mát lạnh, thử thách bản thân với những trò thể theo trên biển, thỏa thích ăn hải sản tươi ngon hoặc nghỉ dưỡng sang trong trong những resort hàng đầu… Tất cả đều là trải nghiệm tuyệt vời nhất dành cho bạn khi đi du lịch Long Hải.
Long Hải ở đâu?
Thị trấn Long Hải thuộc huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các trung tâm khoảng 12 km về phía đông bắc, cách TP HCM 100km, là điểm du lịch được nhiều du khách miền nam lựa chọn để nghỉ ngơi vào cuối tuần hoặc dịp lễ ngắn ngày.
Long Hải có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với một bên là rừng một bên là là biển, tại đây cũng có nhiều resort sang trọng dành cho những ai muốn có chuyến du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm cuộc sống.
Thời điểm tốt nhất đi du lịch Long Hải
Thị trấn Long Hải nói riêng và Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung có khí hậu mát mẻ quanh năm nên bất cứ lúc nào bạn cũng có thể ghé thăm nơi này. Đặc biệt, tháng 10 và tháng 11 hàng năm là thời điểm Long Hải đón nhiều du khách nhất. Lúc này sóng nước êm đềm, thích hợp cho việc tắm biển và nghỉ dưỡng, đây cũng là mùa hoa anh đào nở rộ.
Di chuyển đến Long Hải
Long Hải cách TP HCM 100 km, có thể đi bằng xe khách, ô tô hoặc xe máy tự lái. Nếu đi xe khách, bạn có thể mua vé ở bến xe miền Đông, giá vé từ 70.000 – 100.000 VNĐ/chiều. Xe khách chạy hàng ngày từ 4h sáng đến 7h30 tối, cách 30 phút có một chuyến nên bạn không cần phải lo lắng.
Nếu đi xe máy hoặc ô tô tự lái, bạn có thể đi theo tuyến đường từ TP HCM qua quốc lộ 1A, qua cầu Đồng Nai, đến ngã ba Vũng Tàu thì rẽ trái, tiếp tục đi theo quốc lộ 51 men theo tỉnh lộ 44A để đến được thị trấn Long Hải. Hoặc bạn cũng có thể lái xe theo tuyến TPHCM qua đường phà Cát Lái, đến Nhơn Trạch, đi theo quốc lộ 51 đến thành phố Vũng Tàu. Đường này ngắn hơn 20 km.
Long Hải có gì đẹp?
Thị trấn Long Hải không quá rộng lớn nhưng vẫn có khá nhiều điểm tham quan, vui chơi, giải trí thú vị.
Bãi biển Long Hải
Biển Long Hải dài khoảng 3 km, vẫn còn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ, do không có quá nhiều du khách nên nơi đây rất sạch sẽ. Triền cát thoai thoải, nước biển xanh ngắt, trên bờ là những hàng dương vi vu trong gió.
Ngoài tắm biển, bạn còn có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi trên biển như câu cá, lướt cano, sinh hoạt nhóm hoặc teambuilding. Đặc biệt, lúc nước ròng, bạn có thể cùng trẻ con bản địa đi bắt tôm, cua đá, ốc biển… để trải nghiệm cuộc sống bình dị tại đây.
Dinh Cô Long Hải
Dinh Cô là một khu đền hoành tráng nằm bên bờ biển, được lập ra vào cuối thế kỷ 18 để thờ một cô gái trẻ tên là Lê Thị Hồng. Tương truyền, cô là người Bình Định, trên đường ra biển thì lâm nạn dạt vào bờ.
Người địa phương thương tiếc chôn cất người con gái bạc mệnh trên đồi Cô Sơn. Từ đó, cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, phù trợ ngư dân…
Người dân địa phương xưng cô là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần” và thờ phụng để tỏ lòng biết ơn. Năm 1930, ngư dân Long Hải dời miếu thờ lên đồi Kỳ Vân. Sau vài lần trùng tu, ngôi miếu đã trở thành đền Dinh Cô rộng lớn hoành tráng như ngày nay.
Đền Dinh Cô có lối kiến trúc cổ độc đáo xen lẫn với kiến trúc hiện đại, rộng đến 1000 m2. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Thùy Vân, phía trước có đặt tượng rồng và cọp.
Mái đền có gắn “lưỡng long chầu nguyệt” và “song phụng chầu”, lối lên các điện thờ phải đi qua 37 bậc tam cấp bằng đá. Trong gian chính điện có 7 bàn thờ, trung tâm thờ Bà Cô, phía sau thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cầu, Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương, Ông Địa và Thần Tài.
Ngoài chính điện còn có bàn thờ thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền,…và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát,…
Nếu đến Long Hải vào tháng 2 âm lịch hàng năm, bạn sẽ được tham gia lễ hội Nghinh Cô long trọng theo nghi thức cổ truyền nhằm cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực nam bộ.
Núi Minh Đạm Long Hải
Dãy Minh Đạm dài 8 km, cao 355 m, có 3 mặt giáp biển, địa thế hiểm trở, có khoảng 300 hang động lớn nhỏ nằm sâu trong lòng núi cùng hệ thực vật phong phú, suối chảy róc rách êm tai.
Đây từng là căn cứ quân sự của quân dân Bà Rịa-Vũng Tàu trong 2 cuộc chiến tranh cứu nước thế kỷ 20. Ngày nay, núi được tôn tạo để trở thành điểm tham quan thu hút khách trong những chuyến du lịch về nguồn.
Khu di tích núi Minh Đạm bao gồm Đền thờ 2.642 anh hùng liệt sĩ và nữ anh hùng Võ Thị Sáu, gian nhà truyền thống, 4 khu căn cứ Chùa Viên, Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch và Đá Gồng.
>> Xem thêm: ‘Bắt trend’ những quán cà phê đẹp ở Vũng Tàu được giới trẻ check in nhiều nhất
Sau khi viếng thăm chùa và đền thờ, bạn có thể tự do dạo chơi để khám phá thiên nhiên hoặc các hang động trên núi. Từ chân núi có một con đường mòn đưa bạn lên đến đỉnh, phóng tầm mắt ra xa nhìn trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của thị trấn Long Hải.
Xung quanh núi Minh Đạm có nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng như Lan Rừng Phước Hải Resort, Tropicana Beach Resort & Spa, Thùy Dương Resort… thích hợp cho những ai muốn có chuyến du lịch nghỉ dưỡng đến vùng yên tĩnh, thanh bình.
Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên
Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên được khai sơn vào năm 1987, thuộc trường phái Đại Thừa, có kiến trúc tương tự Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Công trình tọa lạc dưới chân núi Minh Đạm, cách đèo nước ngọt Long Hải hơn 1 km. Thiền viện ẩn mình trong những dãy núi, dưới những bóng cây lớn nên có không gian rất yên tĩnh, trang nghiêm, giúp bạn lắng lòng mỗi lúc ghé thăm.
Thiền viện còn được gọi là Chùa Khỉ bởi nơi đây có đến khoảng 200 con khỉ thường xuyên xuống núi dạo chơi, vui đùa cùng tăng ni phật tử và du khách. Chùa có lối kiến trúc đậm nét Phật giáo, phía trước chính điện là 2 cột đá lớn được tạc thành hình cây đèn dầu ấn tượng. Dãy hành lang và các cửa sổ lớn chạy xung quanh chính điện giúp đón nhận tối đa ánh sáng tự nhiên.
Trong chính điện thờ Đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen. Mỗi gian của thiền viện đều có treo chuông gió, tạo ra âm thanh du dương khiến có không gian nơi đây thêm phần sống động.
Khuôn viên chùa có nhiều tảng đá lớn, khắc chữ thư pháp hoặc tranh thủy mặc rất đẹp. Dạo chơi tại đây, bạn sẽ có những phút giây thư giãn thiền tịnh thoải mái, mọi mệt mỏi dường như biến mất ngay tức khắc.
Hồ Cốc
Hồ Cốc thu hút du khách gần xa nhờ vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và yên tĩnh. Ở đây không có nhiều người dân sinh sống và chưa bị nhân tạo hóa nên vẫn giữ được vẻ đẹp như thuở ban đầu.
Bãi biển sở hữu bờ cát dài trắng sáng mịn màng, nước xanh trong vắt, nhiều ghềnh đá lớn nhỏ nhấp nhô. Gần biển có nhiều khu resort xa hoa giúp du khách có thời gian tận hưởng, hòa hợp với thiên nhiên.
Biển Hồ Cốc yên tĩnh đủ để bạn nghe được tiếng sóng nhẹ vỗ vào bờ, tiếng xào xạc của hàng dương mỗi khi có gió thổi qua, tiếng chim hót râm ran, giúp tâm hồn trở nên nhẹ nhàng và thanh thản. Người ta còn thích chờ đến hoàng hôn để chụp được khung ảnh chiều tà đẹp mơ màng của nơi này.
Suối khoáng nóng Bình Châu
Suối khoáng nóng Bình Châu thuộc xã Bình Châu, khá gần thị trấn Long Hải nên trong hành trình du lịch Long Hải bạn cũng có thể ghé thăm. Suối khoáng nóng này có 70 điểm phun nước lộ thiên, nhiệt độ từ 37 đến 82 độ C, được công nhận là rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thư giãn ngâm mình, tắm khoắng tắm bùn, trải nghiệm các liệu pháp thư giãn thanh lọc cơ thể và tâm hồn để phục hồi sức khỏe ngay tại đây.
Không chỉ có thể, Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu còn có cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, được bao bọc bởi cánh rừng tràm xanh biếc quanh năm, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Giá vé vào cổng suối khoáng nóng Bình Châu chỉ từ 100.000 VNĐ/người, đã bao gồm nhiều trải nghiệm thú vị.
Ăn gì ở Long Hải?
– Bún bò Huế cô Ba: 16 Phan Bội Châu, phường 2
– Trứng vịt lộn nước dừa: Tỉnh Lộ 44A, Long Hải, huyện Long Điền
– Bánh xèo Long Hải: Đường số 6 – TT Long Hải, huyện Long Điền
– Bánh khọt cô Tư: Tỉnh lộ 44A, TT. Long Hải, Long Điền
– Bánh hỏi An Nhứt: QL 55, An Nhất, Long Điền
– Mì thảy: Mì thảy Nghiệp Ký, 127 BaCu,
– Bún súng Vũng Tàu: Lakeside, trung tâm Chí Linh, đối diện làng du lịch Chí Linh
– Tùng Hưng – Hủ Tiếu Mì Sườn: 144 Lý Tự Trọng, phường 3
– Bánh canh ghẹ An Vy: Số 125 Võ Thị Sáu, phường 2